Kiểm định huyết áp kế cơ, huyết áp kế điện tử vui lòng liên hệ Mr.Hùng sđt/zalo 0931798835 để được tư vấn và báo giá
Huyết áp kế là gì
Huyết áp kế còn gọi là máy đo huyết áp hoặc đồng hồ đo huyết áp là một thiết bị được sử dụng để đo huyết áp, bao gồm một vòng bít bơm hơi hạn chế lưu lượng máu, và một thủy ngân hoặc áp kế cơ khí thủy ngân để đo lường các áp lực của máu
Phân loại huyết áp kế
Huyết áp kế được chia thành 3 loại:
Huyết áp kế thủy ngân
Máy đo huyết áp thủy ngân được thiết kế đặc biệt bao gồm một thước đo có hình trụ dài có vỏ bằng thủy tinh và bên trong chứa thủy ngân. Bên cạnh đó máy còn có các thiết bị đi kèm đó là bóng bơm hơi, vòng bít và dây nối với trụ thủy ngân để tạo áp lực. Ưu điểm của máy đo huyết áp thủy ngân đó là cho kết quả rất chính xác, có thể sử dụng lâu dài, ít phải bảo dưỡng, không cần phải thao tác nhiều trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, loại máy này có điểm trừ đó là có thiết kế khá cồng kềnh khó mang theo khi đi xa. Đặc biệt, do vỏ bên ngoài là thủy tinh nên nếu sử dụng không cẩn thận sẽ bị vỡ và làm thủy ngân chảy ra ngoài rất độc hại.
Huyết áp kế cơ
Đây là loại huyết áp cho các chỉ số khá chính xác. Có thể sử dụng để đo cho chính mình và cho người khác. Cách sử dụng cũng tương đối đơn giản: Để số 0 của cột thủy ngân ngang mức tim người bệnh (cột thủy ngân này phải được đặt thẳng đứng, chỉ cần nghiêng một chút là kết quả đo sẽ không còn chính xác nữa). Người đo cũng bóp bóng như khi sử dụng huyết áp kế thủy ngân (thường thì áp lực lên khoảng 200mmHg-220mmHg) rồi thả hơi từ từ, khi bắt đầu nghe tiếng mạch đập là chỉ số cao nhất (huyết áp tâm thu), khi hết hẳn tiếng đập là chỉ số thấp nhất (huyết áp tâm trương). Bạn cần ghi 2 chỉ số này kèm theo thời gian đo để còn so sánh sau này.
Huyết áp kế điện tử
Đây là loại huyết áp kế đơn giản, dễ sử dụng, rất thích hợp với các gia đình bởi người bị huyết áp có thể tự đo mà không cần nhờ đến người khác. Mỗi khi cần kiểm tra chỉ số huyết áp, bạn chỉ cần đeo máy đo vào cổ tay hoặc bắp tay. Trong máy đã có sẵn một hệ thống bơm hơi vào túi hơi, các chương trình của huyết áp kế điện tử đã được nhà sản xuất cài đặt sẵn, các chỉ số huyết áp sẽ hiển thị trên màn hình như đồng hồ điện tử đeo tay. Huyết áp kế điện tử cũng có thể giúp bạn đếm được nhịp tim mà nếu đo bằng huyết áp kế kim thì bạn phải tự đếm lấy. máy gồm có 3 kiểu khác là máy đo huyết áp điện tử cổ tay, máy đo huyết áp điện tử bắp tay và máy đo huyết áp bán điện tử
Kiểm định huyết áp kế
Quy định kiểm định huyết áp kế
Huyết áp kế là phương tiện đo lường nhóm 2 theo Thông tư Số: 07/2019/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2. Do vậy, kiểm định Huyết áp kế là bắt buộc để đưa vào sử dụng
Quy trình kiểm định huyết áp kế
Quy trình kiểm định huyết áp kế lò xo và huyết áp kế lò xo được ban hành trong ĐLVN 09:2011 Huyết áp kế. Quy trình kiểm định, bao gồm các bước sau:
Quy trình kiểm định huyết áp kế điện tử ĐLVN 263:2014 Áp kế điện tử- Quy Trình kiểm định, gồm các bước:
1.Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
Áp kế cần kiểm định phải ở tình trạng hoạt động bình thường, có đầy đủ các chi tiết và phụ tùng, không bị ăn mòn, rạn nứt, han gỉ, đầu nối và các chi tiết khác không bị hỏng.
- Kính của màn hình chỉ thị số không có vết nứt, bọt, bẩn, mốc và không có các khuyết tật khác cản trở việc đọc số chỉ.
- Trên áp kế cần kiểm định phải có đầy đủ các thông tin về:
+ Đơn vị đo.
+ Phạm vi đo.
+ Độ chính xác (có ghi trên phương tiện đo hoăc có thể tra cứu được).
+ Môi trường đo (đối với chất khí đặc biệt).
+ Số của phương tiện đo.
+ Điện áp làm việc.
2.Kiểm tra kỹ thuật
Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:
- Đơn vị đo lường áp suất là pascan (Pa) và các đơn vị đo lường áp suất khác được pháp luật quy định
- Bước nhảy số của số hiển thị cuối cùng phải theo dãy sau:
1.10n 2.10n 5.10n
Trong đó: n là một số nguyên dương, nguyên âm hoặc bằng 0.
- Chữ số hiển thị trên màn hình của áp kế phải được hiển thị đầy đủ, rõ ràng, phải nhảy số khi tăng hoặc giảm áp suất và phải đứng yên khi áp suất chuẩn ổn định.
- Ở trạng thái không làm việc, áp kế phải được hiển thị là “0”. Khi áp kế hiển thị lệch với “0” thì phải “Zero” lại áp kế (nếu áp kế có chức năng Zero). Sau khi thực hiện “Zero” hiển thị trên màn hình của áp kế phải trở về trạng thái “0”.
3.Kiểm tra đo lường
Trước khi kiểm tra đo lường phải mở thông các van của hệ thống tạo áp suất với khí quyển đồng thời phải “Zero” lại áp kế.
Áp kế cần kiểm định phải được kiểm tra đo lường theo các yêu cầu, trình tự và phương pháp sau đây:
- Giá trị tuyệt đối của sai số cho phép khi kiểm định không được lớn hơn: K Trong đó: K = Phạm vi đo X Độ chính xác
- Sai số khi tăng và khi giảm áp suất không được vượt quá quy định tại mục 6.3.1
- Sai số hồi sai không được vượt quá giá trị tuyệt đối của sai số cho phép quy định tại mục 6.3.1
- Độ lệch điểm “0” không được vượt quá giá trị tuyệt đối của sai số cho phép quy định tại mục 6.3.1
- Thời gian chịu tải (để tính sai số hồi sai) ở giới hạn đo trên của áp kế cần kiểm định là 5 phút
- Áp kế cần kiểm định phải được kiểm tra ở ít nhất tại 6 điểm (bao gồm cả điểm “0”) phân bố đều trên toàn bộ thang đo theo chiều tăng và giảm áp suất (Xem hình 1).
- Sau khi đo xong các giá trị ở lượt tăng và giảm áp suất theo quy định tại mục 6.3.6 phải đo thêm một điểm ở 1/2 giá trị thang đo để tính độ lặp lại. Sai số do độ lặp lại không được vượt quá giá trị tuyệt đối của sai số cho phép quy định tại mục 6.3.1
- Tâm sensor áp suất của áp kế cần kiểm định và áp kế chuẩn hoặc tâm sensor áp suất của áp kế cần kiểm định và đáy pittông (nếu chuẩn là áp kế pittông) phải nằm trên cùng một độ cao, nếu có chênh lệch độ cao (xem hình 2) gây ra áp suất lớn hơn 1/10 sai số cho phép thì phải tính đến sai số do cột chất lỏng gây ra theo công thức sau:
ÀP = pgh
Trong đó: p là khối lượng riêng của chất lỏng, (kg/m3) g là gia tốc trọng trường nơi kiểm định, (m/s2)
h là chênh lệch chiều cao giữa tâm sensor áp suấtcủa áp kế cần kiểm định và áp kế chuẩn hoặc giữa tâm sensor áp suấtcủa áp kế cần kiểm định và đáy píttông (nếu chuẩn là áp kế píttông), (m).
Xử lý kết quả
Áp kế điện tử sau khi được kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định theo quy trình kiểm định này được cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định …) theo quy định.
Thời hạn kiểm định huyết áp kế
Huyết áp kế cần kiểm định trong 3 trường hợp sau đây:
- Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng
- Kiểm định định kỳ 12 tháng/lần
- Kiểm định sau sửa chữa
Kiểm định huyết áp kế ở đâu
Kiểm định thiết bị y tế với 3 ưu điểm:
+ Đơn vị tiên phong, hỗ trợ kiểm định hiệu chuẩn tất cả các thiết bị y tế
+ Chi nhánh 3 miền, dịch vụ nhanh chóng chuyên nghiệp
+ Giá cạnh tranh, hỗ trợ tận tình