Kiểm định máy X quang theo Thông tư số:13/2018/TT-BKHCN vui lòng liên hệ Mr.Hùng sđt/zalo 0931798835 để được tư vấn và báo giá. Máy X quang là gì ? Các quy định về kiểm định máy X quang ? Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng theo quy định hiện hành.
Máy X quang là gì
Máy X-quang là một thiết bị chẩn đoán quan trọng dùng trong y tế dùng để kiểm tra cấu trúc bên trong cơ thể bằng cách xử dụng tia X để tạo ra hình ảnh các bộ phân bên trong mà không thể quan sát bằng mắt thường.Khi chụp X-quang, một phần cơ thể sẽ phơi nhiễm với một liều bức xạ nhỏ để tạo ra hình ảnh của các cơ quan nội tạng. Khi đi vào cơ thể, các bộ phân khác nhau sẽ hấp thu tia X ở mức độ khác nhau ví như xương sườn và xương sống sẽ có màu trắng hoặc xám nhạt trên hình ảnh do hấp thu nhiều bức xạ hơn; phổi và các cơ quan nội tạng sẽ có màu tối hơn trên hình ảnh do hấp thu bức xạ ít hơn. Các tia X sau khi đi qua cơ thể sẽ được hấp thụ vào tấm film với mức độ đậm nhạt khác nhau, từ đó phác họa được hình ảnh các bộ phận trong cơ thể.
Trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ tổng hợp các thiết bị sử dụng để quan sát bên trong cơ thể bằng chụp tia X, truyền phóng xạ, cộng hưởng từ vào chung một nhóm thiết bị X quang do CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN quản lý.
Phân loại máy X quang
Theo Thông tư số:13/2018/TT-BKHCN, thiết bị X quang được chia thành 2 nhóm:
Thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế là các thiết bị phát tia X được sử dụng để chiếu, chụp chẩn đoán bệnh, bao gồm: Thiết bị X-quang chụp răng (chụp răng toàn cảnh, chụp sọ, chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng, chụp cắt lớp vi tính sử dụng chùm tia hình nón); thiết bị X-quang chụp vú; thiết bị X-quang di động; thiết bị X-quang đo mật độ xương; thiết bị chiếu, chụp X-quang tổng hợp; thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình; thiết bị chụp cắt lớp vi tính; thiết bị X-quang thú y.”
Thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân là thiết bị hoặc hệ thiết bị được sử dụng trong chuyên ngành y học hạt nhân để chụp ảnh từ bên trong cơ thể nhờ bức xạ phát ra từ thuốc phóng xạ mà người bệnh được tiêm, truyền, uống hoặc để ghi đo hoạt độ phóng xạ, ví dụ như thiết bị Rectilinear Scanner, Gamma Camera, SPECT, SPECT/CT, PET, PET/CT, PET/MRI, máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ, máy xạ ký, máy đo độ tập trung phóng xạ và các thiết bị khác.
Kiểm định máy X quang
Quy định kiểm định máy x quang
Thông tư số:13/2018/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ Khoa Học Và Công Nghệ Và Bộ Trưởng Bộ Y Tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế
Quy trình kiểm định máy x quang
Quy trình kiểm định Máy x quang gồm 3 bước chính:
1.Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
1.1 Yêu cầu hồ sơ của máy x quang phải đầy đủ:
– Các hướng dẫn về vận hành, bảo quản, sử dụng;
– Các sơ đồ và các chi tiết cần cho việc kiểm định;
– Những hướng dẫn cho các ứng dụng y học đặc biệt.
1.2 Kiểm tra bằng cách quan sát theo yêu cầu:
– Không có sự hư hỏng do cơ học và ăn mòn;
– Không có dấu hiệu hư hỏng của dấu kiểm định.
2.Kiểm tra kỹ thuật
Thao tác máy x quang theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Máy x quang phải hoạt động ổn định, kết quả đo phải hiển thị rõ ràng.
3. Kiểm tra đo lường
Kiểm tra các kết quả đo lường theo từng loại máy x quang.
Xử lý kết quả kiểm định máy x quang
Máy x quang đo sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được niêm phong cơ cấu chỉnh và cấp cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định,…) theo quy định, cụ thể như sau:
– Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo đúng mẫu quy định.
– Dán tem niêm phong tại các vị trí tiếp giáp giữa hai nắp vỏ máy x quang.
– Dán tem kiểm định tại vị trí mặt máy x quang
Thời hạn kiểm định máy X quang
Ba trường hợp cần kiểm định:
- Kiểm định ban đầu là việc kiểm định lần đầu tiên đối với máy X-quang trước khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm định định kỳ là việc kiểm định theo chu kỳ. Chu kì kiểm định thông thường 1,2 năm
- Kiểm định sau sửa chữa là việc kiểm định đối với máy X-quang thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Máy X-quang được sửa chữa do không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định;
- b) Chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) của máy X-quang bị mất, bị hỏng hoặc hư hại khác nhưng cấu trúc và các đặc tính kỹ thuật đo lường của máy X-quang không bị thay đổi so với mẫu đã được phê duyệt;
- c) Theo kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền;
- d) Người sử dụng máy X-quang phát hiện dấu hiệu có khả năng máy X-quang không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định và đề nghị kiểm định lại.
Trung tâm kiểm định hiệu chuẩn thiết bị y tế cung cấp dịch vụ kiểm định các loại máy X quang:
- Kiểm định máy X-quang chụp răng (chụp răng toàn cảnh, chụp sọ, chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng, chụp cắt lớp vi tính sử dụng chùm tia hình nón)
- Kiểm định máy X-quang chụp vú
- Kiểm định máy X-quang di động
- Kiểm định máy X-quang đo mật độ xương
- Kiểm định máy chiếu, chụp X-quang tổng hợp
- Kiểm định máy X-quang tăng sáng truyền hình
- Kiểm định máy chụp cắt lớp vi tính
- Kiểm định máy X-quang thú y
- Kiểm định máy Rectilinear Scanner
- Kiểm định máy Gamma Camera
- Kiểm định máy SPECT
- Kiểm định máy SPECT/CT
- Kiểm định máy PET
- Kiểm định máy PET/CT
- Kiểm định máy PET/MRI
- Kiểm định máy máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ
- Kiểm định máy máy xạ ký
- Kiểm định máy máy đo độ tập trung phóng xạ
Kiểm định thiết bị y tế tại Trung tâm kiểm định hiệu chuẩn thiết bị y tế với 3 ưu điểm:
+ Đơn vị tiên phong, hỗ trợ kiểm định hiệu chuẩn tất cả các thiết bị y tế
+ Chi nhánh 3 miền, dịch vụ nhanh chóng chuyên nghiệp
+ Giá cạnh tranh, hỗ trợ tận tình