Hiệu chuẩn Tủ an toàn sinh học vui lòng liên hệ Mr.Hùng Sđt/Zalo 0931798835 để được tư vấn và báo giá. Tủ an toàn sinh học là gì ? Các quy định về Hiệu chuẩn Tủ an toàn sinh học ? Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những thông tin về hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học.
I.Tủ an toàn sinh học là gì
Tủ an toàn sinh học còn gọi là tủ an toàn vi sinh là một tủ kín, đối lưu bên trong dùng khi thao tác với các vi sinh vật gây bệnh (hoặc có khả năng gây bệnh) được sử dụng để bảo vệ an toàn cho nhân viên phòng thí nghiệm bằng cách làm sạch môi trường xung quanh qua màng lọc HEPA giúp loại bỏ các vi khuẩn và vi rút độc hại.
II.Phân loại Tủ an toàn sinh học
Tủ an toàn sinh học được chia thành 3 cấp tùy theo mức độ an toàn.
Tủ an toàn sinh học cấp 1
Tủ an toàn sinh học cấp 1 có khả năng bảo vệ cho cá nhân và môi trường xung quanh nhưng không bảo vệ cho mẫu, dòng khí đi vào có thể làm mẫu bị nhiễm. Dòng khí chảy rối của nó tương tự tủ hút khí độc , nhưng có màng lọc HEPA ở hệ thống thải khí để bảo vệ môi trường. Loại tủ kiểu cũ này ít thấy trong các phòng thí nghiệm y sinh và vi sinh.Dòng khí đi vào thường có lưu lượng 75ft/min. Tủ an toàn sinh học cấp 1 thường sử dụng cho các máy ly tâm hoặc các thí nghiệm có thể tạo ra các sol khí.
Tủ an toàn sinh học cấp 2
Tủ an toàn sinh học cấp 2 bảo vệ người sử dụng, vật liệu thí nghiệm và môi trường vì tất cả không khí đều qua màng lọc HEPA. Có 4 loại: loại A1, A2, B1 và B2. Mỗi loại đều được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn quốc tế NSF. Khoảng 95% tủ an toàn sinh học được sử dụng là loại A2.Tủ an toàn sinh học vận hành theo nguyên tắc tạo một màng khí bao bọc lấy mẫu thao tác nhờ một quạt hút phía trên tủ. Lớp khí này sau đó sẽ rút xuống dưới bề mặt thao tác, sau đó đi lên phía trên tủ qua màng lọc HEPA. Lớp khí phía trước tủ cũng được rút xuống phía dưới bề mặt thao tác. Lớp khí này cũng đóng vai trò như một lớp chắn không khí bị nhiễm bên trong quay ngược lại người thao tác.Tủ an toàn sinh học cấp 2 là loại phổ biến nhất trong các phòng thí nghiệm y sinh và vi sinh. Dòng khí trong phòng xung quanh người sử dụng được hút vào các lỗ khí ở mặt trước của tủ có tác dụng bảo vệ người sử dụng. Thêm vào đó, dòng khí chảy lớp đi xuống qua màng lọc HEPA có tác dụng bảo vệ vật liệu thí nghiệm bên trong tủ. Dòng khí xả qua màng lọc HEPA nên không còn tác nhân nhiễm, bảo vệ môi trường, và có thể tuần hoàn trở lại vào phòng thí nghiệm ở tủ cấp 2 loại A, hoặc theo ống dẫn ra bên ngoài ở tủ cấp 2 loại B.
Tủ an toàn sinh học cấp 3
Tủ an toàn sinh học cấp 3 thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm có mức độ độc hại cao nhất với các tác nhân nguy hiểm sinh học (độc sinh học cấp độ 4) cần phải được bảo vệ ở mức cao nhất. Hệ thống này kín khí, tất cả mọi vật liệu đi vào hoặc đi ra phải qua một nồi hấp tiệt trùng 2 cửa. Tủ an toàn sinh học cấp 3 là hệ kín hoàn toàn. Tủ có màng lọc HEPA đối lưu gắn găng tay, khử nhiễm mẫu vào hoặc ra. Loại tủ này đảm bảo mức độ bảo vệ cá nhân và môi trường cao khỏi các sol khí nhiễm.
Tủ an toàn sinh học | Tốc độ INFLOW (khí tại cửa làm việc) (fpm) | Tỷ lệ khí xả (%) | Tỷ lệ khí tuần hoàn (%) | Hệ thống thải khí | Tác nhân phóng xạ và hơi dộc | Bảo vệ mẫu | Mức an toàn sinh học (BSL) |
Cấp 1 | 75 fpm (0.38 m/giây) | 100 | 0 | Trong phòng hoặc ống cứng ra bên ngoài phòng | Lượng nhỏ nếu dùng ống thải ngoài cứng | Không | 1,2,3 |
Cấp 2 A1 | 75 fpm (0.38 m/giây) | 30 | 70 | Thải trong phòng | Không | Có | 1,2,3 |
Cấp 2 A2 | 100 fpm (0.5 m/ giây) | 30 | 70 | Thải trong phòng | Không | Có | 1,2,3 |
Cấp 2 B1 | 100 fpm (0.5 m/ giây) | 70 | 30 | Ống cứng ra bên ngoài phòng, plena áp suất âm | làm việc lượng nhỏ | Có | 1,2,3 |
Cấp 2 B2 | 100 fpm (0.5 m/ giây) | 100 | 0 | Ống cứng ra bên ngoài phòng | làm việc lượng nhỏ | Có | 1,2,3 |
Cấp 3 | Không áp dụng | 0 | 100 | Ống cứng ra bên ngoài phòng | làm việc lượng nhỏ | Có | 1,2,3,4 |
III.Hiệu chuẩn Tủ an toàn sinh học
1.Quy định Hiệu chuẩn Tủ an toàn sinh học
Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017 Ban hành Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học của Bộ Y tế
2.Quy trình Hiệu chuẩn Tủ an toàn sinh học
Quy trình hiệu chuẩn gồm 3 bước:
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
1.1 Yêu cầu hồ sơ của Tủ an toàn sinh học kế phải đầy đủ:
– Các hướng dẫn về vận hành, bảo quản, sử dụng;
– Những hướng dẫn cho các ứng dụng y học đặc biệt.
1.2 Kiểm tra bằng cách quan sát theo yêu cầu:
– Không có sự hư hỏng do cơ học và ăn mòn;
– Không có dấu hiệu hư hỏng của dấu hiệu chuẩn cũ
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Thao tác Tủ an toàn sinh học theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tủ an toàn sinh học phải hoạt động ổn định, kiểm tra an toàn điện.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
Kiểm tra các kết quả đo lường theo từng loại tủ an toàn sinh học, kiểm tra các chỉ tiêu:
- Kiểm tra hướng dòng khí
- Kiểm tra tốc độ của dòng khí qua cửa làm việc (Inflow)
- Kiểm tra tốc độ của dòng khí cấp qua lọc HEPA (Downflow)
- Kiểm tra cường độ ánh sáng tím UVC
- Kiểm tra cường độ ánh sáng bên trong khu vực làm việc
- Kiểm tra độ ồn khi vận hành
- Kiểm tra hiệu suất lọc (kiểm tra tiểu phân, đếm hạt bụi ≥ 0,3μm qua màng lọc)
3.Kết quả Hiệu chuẩn Tủ an toàn sinh học
Sau khi hiệu chuẩn, Tủ an toàn sinh học được dán tem và cấp giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn
4.Thời hạn Hiệu chuẩn Tủ an toàn sinh học
Thời hạn hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học là 12 tháng
IV.Hiệu chuẩn Tủ an toàn sinh học ở đâu
Hiệu chuẩn Tủ an toàn sinh học tại Trung tâm kiểm định hiệu chuẩn thiết bị y tế với 3 ưu điểm:
+ Đơn vị tiên phong, hỗ trợ Kiểm định hiệu chuẩn tất cả các thiết bị
+ Chi nhánh 3 miền, dịch vụ nhanh chóng chuyên nghiệp
+ Giá cạnh tranh, hỗ trợ tận tình