Kiểm định Máy phá rung tim vui lòng liên hệ Mr.Hùng sđt/zalo 0931798835 để được tư vấn và báo giá. Máy phá rung tim là gì ? Các quy định về kiểm định Máy phá rung tim ? Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng theo quy định hiện hành.
Máy phá rung tim là gì
Máy phá rung là thiết bị y tế dùng dòng điện có cường độ mạnh tác động vào tim để đưa tim đập với nhịp điệu bình thường. Khi bình thường, tim đập đều theo nhịp “bùm chát” như nhạc điệu của những đợt sóng mới vỗ bờ. Khi tim đập lộn xộn không đều là bị loạn nhịp. Nếu ở mức độ thật nhẹ thì cứ để tự nhiên, nặng hơn thì mới phải dùng thuốc. Loạn nhịp tim mức độ nặng (như ngưng tim do máu nuôi cơ tim không đủ) có thể làm cho nhịp tim “rung”, các sợi cơ tim rung giật lung tung không đồng điệu, không lề lối, làm cho tim không co bóp đẩy máu đi được, nguy hiểm đến tính mạng. Khi đó, việc cấp cứu phải giải quyết nhiều mặt như hỗ trợ hô hấp qua miệng, tiêm thuốc vào tĩnh mạch, sử dụng máy phá rung. Nguyên tắc máy phá rung được hiểu là gây ra một dòng điện có cường độ mạnh làm cho tim bị “sốc” mà trở lại nhịp thường.
Cách đây không lâu, chỉ có bác sĩ mới sử dụng máy phá rung ở phòng cấp cứu. Sau đó, muốn được hữu hiệu hơn, các nhân viên y tế dùng máy ngay trên xe cấp cứu nếu cần vì người ta thấy rằng, vấn đề sống chết là ở những phút đầu có phá được tình trạng tim rung hay không. Rồi khi có máy phá rung tự động, ở một số nước tiên tiến, người ta còn đặt máy ngay tại những nơi công cộng, như các trung tâm thương mại, sân vận động, công viên… để sử dụng kịp thời.
Kiểm định Máy phá rung tim
Quy định kiểm định Máy phá rung tim
Kiểm định máy phá rung tim là yêu cầu bắt buộc khi đưa vào sử dụng theo yêu cầu của Thông tư số 33/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế V/v Quy định danh mục trang thiết bị y tế phải kiểm định an toàn và tính năng kỹ thuật
Quy trình kiểm định Máy phá rung tim
Quy trình kiểm định Máy phá rung tim gồm 3 bước chính:
Bước 1:Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
1.1 Yêu cầu hồ sơ của Máy phá rung tim phải đầy đủ:
– Các hướng dẫn về vận hành, bảo quản, sử dụng;
– Các sơ đồ và các chi tiết cần cho việc kiểm định;
– Những hướng dẫn cho các ứng dụng y học đặc biệt.
1.2 Kiểm tra bằng cách quan sát theo yêu cầu:
– Không có sự hư hỏng do cơ học và ăn mòn;
– Không có dấu hiệu hư hỏng của dấu kiểm định.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Thao tác Máy phá rung tim theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Máy phá rung tim phải hoạt động ổn định, kết quả đo phải hiển thị rõ ràng.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
Kiểm tra các kết quả đo lường theo từng loại Máy phá rung tim.
Kết quả kiểm định Máy phá rung tim
Máy phá rung tim đo sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được niêm phong cơ cấu chỉnh và cấp cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định,…) theo quy định, cụ thể như sau:
– Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo đúng mẫu quy định.
– Dán tem niêm phong tại các vị trí tiếp giáp giữa hai nắp vỏ Máy phá rung tim.
– Dán tem kiểm định tại vị trí mặt Máy phá rung tim
Thời hạn kiểm định Máy phá rung tim
Máy phá rung tim cần kiểm định trong 3 trường hợp sau đây:
- Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng
- Kiểm định định kỳ 12 tháng/lần
- Kiểm định sau sửa chữa
Kiểm định Máy phá rung tim ở đâu
Kiểm định thiết bị y tế tại Trung tâm kiểm định hiệu chuẩn thiết bị y tế với 3 ưu điểm:
+ Đơn vị tiên phong, hỗ trợ kiểm định hiệu chuẩn tất cả các thiết bị y tế
+ Chi nhánh 3 miền, dịch vụ nhanh chóng chuyên nghiệp
+ Giá cạnh tranh, hỗ trợ tận tình